1 Facebook công sở Tue Jun 28, 2011 3:34 pm
™domanhtuan97™
Ma Cấp 2
www.facebook.com, và từ sau đó cửa sổ Facebook luôn luôn mở cho đến khi tắt máy hết giờ làm việc.
Trước kia có thể là Yahoo Mail, sau đó là VnExpress. Nhưng bây giờ thì Facebook trở thành cửa thông tin duy nhất nhưng khá đầy đủ để cập nhật tin tức khi bắt đầu một ngày mới. Những người thân gần xa có hình ảnh gì mới, bạn bè đang có những bức xúc gì, tin tức thời sự có thông tin gì nóng hổi, tình hình giải trí Việt Nam và thế giới có ngôi sao nào đang làm trò lố bịch nào… cũng được báo cáo, cập nhật đầy đủ và rất tức thời. Facebook với tôi giống như một bản tin tổng hợp với đầy đủ mùi vị, màu sắc, có thứ mình thích, mà cũng có thứ không hợp khẩu vị, nhưng chính sự đa dạng đó khiến cho việc cập nhật thông tin trở nên thú vị hơn bao giờ hết.
Và tôi tin rằng tôi không phải là người duy nhất có thói quen đó. Công ty tôi ước lượng có hơn 50% nhân viên sử dụng Facebook với mục đích hoàn toàn cá nhân mà chưa kể đến những hoạt động liên quan đến công việc trên Facebook. Và thế là Facebook trở thành nơi gặp gỡ “online” của các đồng nghiệp trong công ty. Một điều đáng ngạc nhiên rằng những gì xảy ra trên Facebook ngày càng trở nên “thật” và còn có phần cập nhật được nhanh hơn, chính xác hơn cả luồng tin chính thống tại công ty. Ai vừa dính bầu, ai vừa được tăng chức tăng lương, ai đang sắp sửa nghỉ, ai đang “cơm không lành, canh chẳng ngọt” với sếp đều được “chia sẻ” rất tức thì và chân thành.
Tất cả đều có một lý do rất chính đáng rằng đây là không gian của riêng tôi, nên tôi có quyền chia sẻ những tâm tư tình cảm của chính mình. Những công ty nước ngoài thường rất đố kỵ với chuyện nhân viên thường ngồi lê đôi mách về những gì đang xảy ra trong công ty, không ai có thể ngăn cản được chuyện đó, nhưng càng đáng sợ hơn khi những câu chuyện tám đó khi được đưa lên Facebook thì lại càng được nâng cao tần suất và độ “giàu” thông tin.
Cũng từ sự chân thành chia sẻ thông tin đó mà Facebook đã trở thành một xã hội công sở thứ hai, tồn tại song song với xã hội công sở thật ở ngoài đời với đầy đủ những hỉ, nộ, ái, ố. Và vì tất cả đều quá thật và xảy ra quá nhanh mà dù muốn hay không, những không gian trên mạng tưởng rằng vẫn là của riêng mỗi cá nhân giờ đây và ngày càng không còn là của riêng ai nữa. Các sếp hoặc “tai mắt” của sếp bắt đầu dòm ngó, kiểm tra, dè chừng và ghi nhận mỗi khi có bất cứ phát biểu nào liên quan đến công ty. Vô tình những hành động của mình trên mạng lại ảnh hưởng đến đánh giá từ đồng nghiệp và cấp trên về chính mình mà không ai có thể ngăn cản được.
Lại là một ví dụ khác của thế giới phẳng, khi làn ranh giới giữa online và offline ngày càng bị xoá nhoà. Có lẽ chẳng ai có thể ngăn chặn được sự xác nhập của hai thế giới này, nhưng thiết nghĩ bản thân mỗi người đều có thể tự ý thức một chút để tách biệt những gì thuộc về cảm xúc riêng tư và những gì không chỉ của riêng mình, để những gì vốn của riêng ta sẽ chỉ là của ta mà thôi!
Trước kia có thể là Yahoo Mail, sau đó là VnExpress. Nhưng bây giờ thì Facebook trở thành cửa thông tin duy nhất nhưng khá đầy đủ để cập nhật tin tức khi bắt đầu một ngày mới. Những người thân gần xa có hình ảnh gì mới, bạn bè đang có những bức xúc gì, tin tức thời sự có thông tin gì nóng hổi, tình hình giải trí Việt Nam và thế giới có ngôi sao nào đang làm trò lố bịch nào… cũng được báo cáo, cập nhật đầy đủ và rất tức thời. Facebook với tôi giống như một bản tin tổng hợp với đầy đủ mùi vị, màu sắc, có thứ mình thích, mà cũng có thứ không hợp khẩu vị, nhưng chính sự đa dạng đó khiến cho việc cập nhật thông tin trở nên thú vị hơn bao giờ hết.
Và tôi tin rằng tôi không phải là người duy nhất có thói quen đó. Công ty tôi ước lượng có hơn 50% nhân viên sử dụng Facebook với mục đích hoàn toàn cá nhân mà chưa kể đến những hoạt động liên quan đến công việc trên Facebook. Và thế là Facebook trở thành nơi gặp gỡ “online” của các đồng nghiệp trong công ty. Một điều đáng ngạc nhiên rằng những gì xảy ra trên Facebook ngày càng trở nên “thật” và còn có phần cập nhật được nhanh hơn, chính xác hơn cả luồng tin chính thống tại công ty. Ai vừa dính bầu, ai vừa được tăng chức tăng lương, ai đang sắp sửa nghỉ, ai đang “cơm không lành, canh chẳng ngọt” với sếp đều được “chia sẻ” rất tức thì và chân thành.
Tất cả đều có một lý do rất chính đáng rằng đây là không gian của riêng tôi, nên tôi có quyền chia sẻ những tâm tư tình cảm của chính mình. Những công ty nước ngoài thường rất đố kỵ với chuyện nhân viên thường ngồi lê đôi mách về những gì đang xảy ra trong công ty, không ai có thể ngăn cản được chuyện đó, nhưng càng đáng sợ hơn khi những câu chuyện tám đó khi được đưa lên Facebook thì lại càng được nâng cao tần suất và độ “giàu” thông tin.
Cũng từ sự chân thành chia sẻ thông tin đó mà Facebook đã trở thành một xã hội công sở thứ hai, tồn tại song song với xã hội công sở thật ở ngoài đời với đầy đủ những hỉ, nộ, ái, ố. Và vì tất cả đều quá thật và xảy ra quá nhanh mà dù muốn hay không, những không gian trên mạng tưởng rằng vẫn là của riêng mỗi cá nhân giờ đây và ngày càng không còn là của riêng ai nữa. Các sếp hoặc “tai mắt” của sếp bắt đầu dòm ngó, kiểm tra, dè chừng và ghi nhận mỗi khi có bất cứ phát biểu nào liên quan đến công ty. Vô tình những hành động của mình trên mạng lại ảnh hưởng đến đánh giá từ đồng nghiệp và cấp trên về chính mình mà không ai có thể ngăn cản được.
Lại là một ví dụ khác của thế giới phẳng, khi làn ranh giới giữa online và offline ngày càng bị xoá nhoà. Có lẽ chẳng ai có thể ngăn chặn được sự xác nhập của hai thế giới này, nhưng thiết nghĩ bản thân mỗi người đều có thể tự ý thức một chút để tách biệt những gì thuộc về cảm xúc riêng tư và những gì không chỉ của riêng mình, để những gì vốn của riêng ta sẽ chỉ là của ta mà thôi!